Nguồn gốc và lịch sử ra đời môn bóng đá

Nguồn gốc và lịch sử ra đời môn bóng đá

Bóng đá đã được ra đời từ rất lâu và trở thành món ăn tinh thần quen thuộc không thể thiếu đối với hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà bóng đá trở thành môn thể thao vua và được xưng tụng với danh xưng “King of Sport”. Thế nhưng không phải ai có niềm đam mê với trái bóng tròn cũng có thể hiểu rõ về nguồn gốc lịch sử môn bóng đá. Chính vì thế trong bài viết ngày hôm nay, lịchthidaubongda2025 sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích về lịch sử môn thể thao vua này.

Lịch sử ra đời môn bóng đá

Nguồn gốc ra đời

Nhiều người đam mê bóng đá nghĩ rằng môn thể thao vua này bắt đầu ở nước Anh vì đảo quốc sương mù hay được giới mộ điệu gọi là quê hương của bóng đá. Tuy nhiên, trên thực tế nước Anh không phải là nơi khai sinh ra môn bóng dá mà chỉ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức một giải đấu chuyên nghiệp với những điều luật thi đấu rõ ràng.

Theo thông tin chính thức từ liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA, bóng đá chính xác được bắt đầu ở Trung Quốc cổ đại dưới thời nhà Hán vào thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công nguyên. Ngày đó, để giúp cho đội quân của mình tập thể dục và rèn luyện sức khỏe, tướng quân đã chia binh lính của mình thành hai đội và bắt đầu tranh giành một quả bóng làm bằng vải hoặc da động vật.

Cả hai đội phải cố gắng sút vào khung thành đối phương nơi được dựng nên một cách đơn sơ chỉ bằng hai thanh tre. Tuy nhiên, không có nhiều luật được áp dụng vào thời điểm đó.

Nguồn gốc và lịch sử ra đời môn bóng đá
Nguồn gốc và lịch sử ra đời môn bóng đá

>>> XEM THÊM: https://ketquabongda2024.life/lich thi dau bd, kết quả bóng đá thụy sĩhttps://tysobongdahomnay.info/

Môn thể thao này đã không xuất hiện ở châu Âu cho đến thế kỷ thứ 9 dưới hình thức bóng đá đám đông hoặc bóng đá dân gian. Khi đó, những hình thức đầu tiên xuất hiện bộ môn bóng đá là hai đội sẽ đá vào một quả bóng làm bằng bao tử lợn bơm lên và số lượng người chơi ở mỗi đội là không giới hạn, chỉ cần ngang bằng nhau là được. Bóng đá là một môn thể thao đặc biệt bạo lực vào thời điểm đó do thiếu các quy định cụ thể nên nó đã bị đặt ngoài vòng pháp luật trong một thời gian dài trong lịch sử nước Anh.

Mãi đến thế kỷ 19, bóng đá mới trở nên phổ biến tại một số trường đại học ở Anh, và câu lạc bộ đầu tiên The Foot-Ball Club chính thức được thành lập vào những năm 1824, có trụ sở chính tại Edinburgh, Scotland.

Năm 1848, trên sân của trường Cao đẳng Trinity, Đại học Cambridge, các đại biểu từ năm trường Eton, Rugby, Harrow, Winchester và Shrewsbury đã chính thức đồng ý về các quy định của trò chơi cho môn thể thao vua. Bộ luật Cambridge được ra đời và được xem là nền móng đầu tiên cho những điều luật hoàn chỉnh sau này trong lịch sử môn bóng đá.

Bóng đá ở thời kỳ này là sự pha trộn lý tưởng của hai môn thể thao là đá bóng và bóng bầu dục, vì người chơi vẫn có thể dùng tay điều khiển bóng và chân để sút bóng, rê bóng, chuyền bóng. Trong trò chơi, những người tham gia cũng có thể đấu vật với nhau. Ngày đó độ va chạm nảy lửa trên sân là cực kỳ lớn và trò chơi vẫn nhuốm màu bạo lực.

Điểm khác biệt rõ ràng nhất của môn thể thao vua thời đại này so với thời đại trước là đã có một cầu thủ được mệnh danh là thủ môn trấn giữ khung gỗ.

Quá trình hình thành và phát triển

Theo những nguồn thông tin uy tín mà Xôi Lạc TV tìm hiểu được, quả bóng hơi được sử dụng trong môn bóng đá lần đầu tiên được xuất hiện là tại đất nước Hy Lạp, ngày đó quả bóng được bơm căng bằng vỏ da hươu hoặc da lợn.

Charles Goodyear, một nhà hóa học người Mỹ đã tìm ra phương pháp lưu hóa cao su Ấn Độ vào năm 1844. Chính nhờ nghiên cứu nổi bật này, công việc chế tạo một quả bóng mới với hai lớp vỏ được bắt đầu.

Còi đồng được thiết kế vào cuối năm 1860 để hỗ trợ cảnh sát Anh, nhưng nó lần đầu tiên được sử dụng trong một trận đấu của câu lạc bộ Nottingham Forest vào năm 1878. Còi đồng nhanh chóng được cải tiến bằng cách thêm âm vực cao hơn và độ rung bổ sung.

Đối với nhiều fan hâm mộ bóng đá hẳn quả bóng đen trắng với lớp vỏ 6 góc đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc trong các trận đấu bóng đá. Được biết quốc gia phát minh ra quả bóng này là Đức vào những năm 70 của thế kỷ trước. Đồng thời, thẻ vàng và thẻ đỏ được sử dụng lần đầu tiên tại World Cup 1970, sau những sự kiện ẩu đả vô cùng hỗn loạn trong trận đấu ở World Cup 1966 giữa Anh và Argentina.

Không lâu sau đó van quả bóng cùng với bơm hơi được tạo ra ở Anh vào năm 1886.

Quả bóng nhiều lớp phủ và tính năng tự bơm hơi bằng cách kết nối trực tiếp với một máy bơm tự động là hai bước đột phá quan trọng trong lịch sử môn bóng đá.

Đến năm 1988, người Tây Ban Nha đã tạo ra khung thành có gắn camera bên trong.

Năm 2003, một bước tiến nữa trong môn thể thao vua khi quả bóng thông minh đầu tiên được ra đời có khả năng phát sóng định vị đã được người Đức đăng ký bản quyền sáng chế thành công. Cũng trong quãng thời gian này, vòm khung thành có thêm tính năng tự động nhấp nháy trong tình huống có bàn thắng được ghi.

Bóng đá đã trở thành một môn thể thao chính thức ở Anh vào giữa thế kỷ XIX và thường xuyên được diễn ra tại các trường học. Sinh viên Anh đi giày đế có gắn đinh để phân biệt với các cầu thủ bóng đá nghiệp dư. Những nỗ lực tạo ra vật liệu mới đã giúp các cầu thủ cảm thấy nhẹ hơn và thoải mái hơn trên sân khi mang giày.

Quá trình hình thành và phát triển của môn thể thao vua
Quá trình hình thành và phát triển của môn thể thao vua

Hơn nữa, việc gắn đinh vào phần đế của giày giúp nó chống trượt tốt hơn khi tiếp xúc với bóng trong các tình huống bất lợi như mặt sân ẩm ướt.

Tuy nhiên, không có tài liệu lịch sử nào chứng minh cầu môn được tạo ra như thế nào hoặc ai sở hữu bản quyền phát minh. Cầu môn được sử dụng để giúp trọng tài xác nhận bàn thắng dễ dàng hơn. Bàn thắng chỉ được ghi khi bóng đi qua vạch vôi màu trắng nằm giữa xà ngang và cột dọc.

Một điều vô cùng bất ngờ nữa trong lịch sử môn bóng đá là cầu môn ngày trước không bắt buộc phải có lưới. Tuy vậy việc bàn thắng sau khi đi vào khung thành làm tung mảnh lưới đối phương đem lại sự phấn khích rất lớn cho người xem cũng như giúp cho việc xác định bàn thắng dễ dàng hơn và không xảy ra những trường hợp sai phạm đáng tiếc. Không lâu sau đó việc cầu môn phải có lưới gắn phía sau đã được FIFA nhanh chóng áp dụng.

Bóng đá hiện nay
Bóng đá hiện nay

Tính đến thời điểm năm 2022, FIFA hiện tại đã có tổng cộng 211 liên đoàn bóng đá quốc gia thành viên và 6 liên đoàn bóng đá châu lục trên toàn thế giới. Bao gồm:

211 liên đoàn bóng đá quốc gia
211 liên đoàn bóng đá quốc gia

Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)

Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL)

Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF)

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC)

Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC)

Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)

Đến phần này thì có lẽ người đọc đã phần nào nắm được lịch sử môn bóng đá cũng như những cột mốc sự kiện đáng nhớ trong môn thể thao vua. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là:

Tại sao nước Anh được mệnh danh là “Quê hương của bóng đá”?

Như lichthidaubongda2025 chia sẻ ở phần trước, bóng đá không bắt nguồn từ nước Anh nhưng thực tế chính nhờ những nỗ lực đáng kể của quốc gia này trong việc tạo ra bộ luật đầu tiên được áp dụng chính thức trong môn bóng đá đã làm thay đổi cả bộ mặt của nền bóng đá thế giới.

Liên đoàn bóng đá Anh FA đã cố gắng tổng hợp và chỉnh sửa mọi luật chơi môn bóng đá một cách phù hợp để tạo thành bộ quy tắc chung áp dụng cho các trận đấu chuyên nghiệp tại nước Anh. Đây cũng là bước khởi đầu cho luật bóng đá sau này được FIFA cải tiến và sử dụng trên toàn cầu. Điều này cũng giải thích phần nào cho việc vì sao giới mộ điệu thường gọi nước Anh là quê hương của bóng đá

Các hành động xấu chơi như đốn ngã đối thủ, ôm bóng, ngáng chân đều bị lên án và cấm không cho các cầu thủ sử dụng để giúp một trận cầu bóng đá trở nên hấp dẫn và ít bạo lực hơn. Nước Anh nổi tiếng với các hooligan vô cùng hung hãn và có không ít các câu lạc bộ của họ thường xuyên sử dụng lối chơi rắn, bạo lực đã bị cấm thi đấu hoặc tệ hơn là phải tan rã vì điều luật này.

Tiêu biểu trong số này là trường hợp của CLB Blackheath. Bởi vì những điều luật mới được thông qua rất nghiêm ngặt, chỉ có 11 câu lạc bộ chuyên nghiệp tại nước Anh đang hoạt động vào thời điểm đó.

FA – Tổ chức bóng đá đầu tiên của nước Anh và thế giới
FA – Tổ chức bóng đá đầu tiên của nước Anh và thế giới

Đến năm 1872, liên đoàn bóng đá Anh đã quyết định thành lập một giải đấu chuyên nghiệp với tên gọi FA Cup. Đây chắc hẳn là giải đấu không còn xa lạ gì với các bạn vì cho đến nay giải đấu này vẫn thu hút được đông đảo những người xem bóng đặc biệt tại Việt Nam.

FA Cup được xem là giải đấu chính thức và lâu đời nhất trên thế giới, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử môn bóng đá. Đến năm 1887, hơn 128 đội bóng ở Anh đã được thành lập và tham gia vào Liên đoàn bóng đá Anh.

Ban đầu, các cầu thủ của các đội sẽ tập luyện và thi đấu không được trả lương. Trong khi đó, các câu lạc bộ thu phí khán giả vào sân xem trận đấu. Các cầu thủ không hài lòng và muốn được đền bù lại thời gian tập luyện và thi đấu cũng như đòi hỏi vấn đề lương thưởng.

Khi bóng đá trở nên phổ biến, khán giả đến sân nhiều hơn và nguồn doanh thu của các câu lạc bộ cũng vì thế mà ngày càng gia tăng. Cuối cùng, các đội bóng đã đồng ý trả tiền cho các cầu thủ của mình và những cầu thủ tham gia được xem là một vận động viên thể thao chuyên nghiệp.

Có thể thấy chính nước Anh đã có những tác động to lớn đến quá trình phát triển của môn thể thao vua. Nhờ những nỗ lực của họ mà bóng đá đã được lan rộng ra trên phạm vi toàn thế giới và khắp các châu lục từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Phi, châu Á.

Vào cuối những năm 1880 và đầu những năm 1890, các quốc gia lớn ở châu Âu như Pháp, Hà Lan, Đức và Tây Ban Nha đã thành lập các liên đoàn bóng đá của riêng họ, đặt nền móng cho giải bóng đá vô địch thế giới FIFA World Cup. Giải đấu lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930 trên đất nước Uruguay.

Những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1863, trong một trận đấu tại trường trung học Rugby, một người chơi đã dùng tay trong suốt trận đấu, điều này gây ra tranh cãi khá lớn trong dư luận. Theo đó, ban tổ chức xác định những người tham gia, bao gồm cả thủ môn, chỉ được dùng chân để chơi bóng và có thể dùng đầu, toàn thân nhưng không được dùng tay. Cũng chính từ thời điểm này, các quy định về bóng đá đã và đang dần xuất hiện, với những cột mốc quan trọng như sau:

Năm 1886: Một cầu thủ không bị phạt việt vị nếu ba cầu thủ của đội đối phương ở gần khung thành của đội nhà hơn anh ta.

Năm 1871: Các thủ môn được phép bắt bóng bằng tay trong vòng cấm và mỗi trận đấu được giới hạn trong 90 phút.

Năm 1872: Cột cờ góc và chấm phạt góc lần đầu tiên được xuất hiện trên sân bóng đá.

Năm 1877: Nếu một cầu thủ ở trong tư thế việt vị nhận bóng từ chân của cầu thủ đối phương, anh ta sẽ không bị thổi phạt việt vị.

Năm 1878: Những chiếc còi được đưa vào sử dụng và cho phép các trọng tài có thể dễ dàng điều khiển trận đấu.

Năm 1882: Một trận đấu 90 phút sẽ được chia thành hai hiệp, có thêm thời gian nghỉ giữa hiệp. Sau giờ nghỉ, hai đội phải chuyển sân.

Năm 1891: Bắt buộc các cầu môn phải có gắn lưới ở phía sau.

Năm 1892: Luật đá phạt Penalty chính thức được áp dụng.

Năm 1894: Thủ môn được phép sử dụng tay trong khu vực 16m50 của đội nhà.

Năm 1900: Trọng tài được cho phép vào sân và điều hành trận đấu. Trước đây các trọng tài chỉ được đứng ở hai hành lang biên và không được phép vào khu vực thi đấu.

Năm 1903: Luật đá phạt trực tiếp được áp dụng và bàn thắng được công nhận khi bóng đi vào khung thành đối phương.

Năm 1907: Luật việt vị được chỉnh sửa khi nó chỉ được áp dụng với trường hợp cầu thủ đứng ở phần sân của đối phương.

Năm 1909: Các thủ môn phải mặc quần áo có màu khác với đồng đội của họ.

Năm 1913: Trong các quả đá phạt trực tiếp của đối phương, các cầu thủ phải đứng cách chấm đá phạt khoảng cách tối thiểu là 9m.

Năm 1923: Những quả phạt góc trực tiếp vào khung thành sẽ được tính là bàn thắng. Trong khi một đường tròn xuất hiện sau khu vực 16m50, các cầu thủ phải đứng ở vị trí đó khi thực hiện quả đá phạt.

Năm 1929: Thủ môn phải đứng trên vạch vôi khi thực hiện tình huống bắt quả đá phạt đền. Quy định lại sớm được thay đổi: quả đá phạt penalty có thể thực hiện ở bất kỳ một vị trí nào trong vòng 16m50 trên đường kẻ song song với khung thành và cách khung thành 11m.

Năm 1935: Không phạt việt vị nếu có hai cầu thủ phòng ngự, kể cả thủ môn, ở phía trước của cầu thủ tấn công.

Năm 1939: Những chiếc áo đấu của các cầu thủ bắt đầu được in thêm những con số.

Vì sao bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua?

Tất nhiên, không phải ai cũng thích bóng đá, nhưng phải có lý do vì sao nó được mệnh danh là “Môn thể thao vua”. Hãy cùng lichthidaubongda2025 tìm hiểu dưới đây:

Tính đối kháng quyết liệt, hấp dẫn

Bất cứ đội bóng hay cá nhân nào thi đấu trên sân đều muốn giành chiến thắng nên họ luôn thi đấu với tinh thần nhiệt huyết. Những pha va chạm, tranh bóng, đá phạt đều làm tăng thêm sự khốc liệt của môn thể thao này.

Nhiều cá nhân cho rằng khúc côn cầu hay bóng bầu dục Mỹ bạo lực hơn bóng đá. Mặt khác, bóng đá là một loại hình khác của sự quyết liệt. Sự khốc liệt trong môn thể thao này không chỉ là lao vào nhau dữ dội để giành bóng, mà nó còn là sự cân bằng lý tưởng giữa kỹ năng và thể chất.

Khi xem Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo thi đấu, bạn sẽ thấy từng đường bóng tinh tế đến mức nào.

Vì sao bóng đá được xem là môn thể thao vua
Vì sao bóng đá được xem là môn thể thao vua?

Chiến thuật vô cùng đa dạng

Bóng đá không chỉ đơn giản là đá bóng và giành chiến thắng. Bóng đá đã phát triển trong suốt thời gian và là cuộc chơi của những bộ óc thiên tài và những chiến lược gia tài ba thúc đẩy môn thể thao này luôn luôn đổi mới, phát triển.

Điều này đã buộc các huấn luyện viên chuyên nghiệp không ngừng phát triển khả năng huấn luyện của họ, cũng như sự đa dạng chiến thuật trong mỗi trận đấu, dẫn đến mỗi trận đấu đều gần như không đoán biết trước được điều gì và nó đem lại sự bất ngờ rất lớn cho khán giả.

Không dễ để có thể ghi bàn

Không dễ để có thể ghi bàn
Không dễ để có thể ghi bàn

Nếu các môn thể thao khác có tỷ số điểm rất cao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, bóng bàn, cầu lông,… thì không khí kịch tính và căng thẳng sẽ giảm bớt. Nhưng bóng đá thì không như vậy, việc có thể có được một bàn thắng vào lưới đối phương là điều không hề dễ dàng.

Ngay cả với các trận đấu đang diễn ra với tỷ số hòa 0-0, khán giả cũng rất hồi hộp và chờ đợi vì những giây phút căng thẳng, kịch tính của trận đấu. Để rồi khi một bàn thắng được ghi cảm xúc của người hâm mộ trên khắp các khán đài có thể vỡ òa trong sung sướng hoặc chết lặng trong nỗi thất vọng nặng nề.

Số lượng người hâm mộ lớn nhất thế giới

Chỉ điều này thôi cũng đủ để khẳng định bóng đá là môn thể thao vua. Số lượng fan hâm mộ bóng đá về cơ bản cao hơn đáng kể so với các môn thể thao khác trên toàn cầu. Trên thực tế, hàng trăm lần, đây cũng là môn thể thao có nhiều nhà đầu tư nhất trên thế giới.

Số lượng fan hâm mộ đông đảo
Số lượng fan hâm mộ đông đảo

Như bạn thấy, bóng đá là môn thể thao có nhiều sự kiện quan trọng và chi phí lớn. Có rất nhiều những giải đấu lớn nhỏ trên khắp hành tinh, từ các giải vô địch quốc gia hàng đầu như Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha cho đến các giải đấu châu lục như Euro, Asian Cup và đặc biệt là ngày hội bóng đá lớn nhất nhân loại FIFA World Cup.

Vòng chung kết World Cup 2022 cũng đã đến rất gần. Nếu bạn là fan hâm mộ đích thực và muốn được theo dõi những màn thư hùng đỉnh cao của những ông lớn của bóng đá thế giới thì hãy truy cập ngay vào Xôi Lạc TV. Chúng tôi hiện là nền tảng phát sóng trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam với chất lượng hình ảnh miễn chê và đội ngũ BLV tiếng Việt cực kì hài hước, dí dỏm.

Tính bất ngờ và lối chơi tập thể

Tinh thần đồng đội và tính bất ngờ của bóng đá là hai yếu tố nữa góp phần vào sự nổi tiếng của môn thể thao vua.

Không ít những điều kỳ diệu những câu chuyện cổ tích đã được vẽ nên trong lịch sử môn bóng đá. Hẳn không ai có thể quên được hình ảnh những chú lính chì Đan Mạch viết nên câu chuyện cổ tích của riêng mình tại EURO 1992 hay những chiến binh Hy Lạp đã tạo nên câu chuyện thần thoại tại EURO 2004.

Tinh thần đồng đội được đề cao
Tinh thần đồng đội được đề cao

Một trong những hành trình vô địch kỳ vĩ nhất của thế giới bóng đá trong một thập kỷ trở lại đây chính là chức vô địch ngoại hạng Anh của Leicester City ở mùa giải 2015/16. Bầy cáo đã tạo nên một chiến tích được xem là vĩ đại bậc nhất làng túc cầu.

Hay như những chiến binh rồng vàng Việt Nam chúng ta đã tạo nên kỳ tích lớn ở Thường Châu khi đánh bại nhiều đối thủ hùng mạnh và giành ngôi vị giải vô địch U23 châu Á.

Tất cả điều này tạo nên sức hấp dẫn, sự sống động mới mẻ cho thế giới bóng đá và khiến người hâm mộ không thể ngừng yêu môn thể thao vua này.

Như vậy là lịchthidaubongda2025 đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết lịch sử môn bóng đá và tại sao bóng đá được gọi là môn thể thao vua. Hy vọng với những kiến thức bổ ích mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có được những thông tin mà mình mong muốn. Đừng quên truy cập thường xuyên lịchthidaubongda2025, vũ trụ bóng đá đỉnh cao trong tầm tay bạn.

Trả lời